CHỨC NĂNG
Phòng Quản lý giá và công sản: Là Phòng chuyên môn thuộc Sở Tài chính, có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản nhà nước tại các tổ chức, cơ quan nhà nước; thực hiện quản lý về tài chính đối với đất đai và tài nguyên quốc gia theo quy định của pháp luật; quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá trong phạm vi toàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
NHIỆM VỤ
Tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đối với lĩnh vực quản lý nhà nước về giá và công sản thuộc phạm vi quản lý của Sở;
- Giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về lĩnh vực giá, công sản; công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, phương án được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước về giá và công sản thuộc phạm vi quản lý của Sở;
- Trình UBND tỉnh phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất và tài sản khác thuộc sở hữu nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
- Về quản lý tài chính đối với đất đai.
+ Chủ trì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định bảng giá đất tổ chức thẩm định bảng giá đất, bảng giá đất điều chỉnh; chủ trì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể tổ chức thẩm định giá đất cụ thể trình UBND tỉnh phê duyệt;
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành hệ số điều chỉnh giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, mức tỷ lệ phần trăm (%) cụ thể để xác định đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm theo quy định của pháp luật đất đai;
+ Chủ trì xác định và trình UBND tỉnh quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính thu tiền thuê đất đối với đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước, mức tiền thuê mặt nước; đơn giá thuê mặt nước của từng dự án cụ thể (trừ các dự án khai thác dầu khí ở lãnh hải và thềm lục địa của Việt Nam); xác định các khoản được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp;
+ Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương trong việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất; xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa; giá trị tài sản gắn liền với đất làm căn cứ đấu giá quyền sử dụng đất trong trường hợp có tài sản gắn liền với đất theo quy định;
+ Kiểm tra, thẩm định các khoản kinh phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp nhà nước thu hồi đất đối với dự án, tiểu dự án do UBND tỉnh phê duyệt, bao gồm cả trường hợp ứng vốn từ Quỹ phát triển đất hoặc tạm ứng vốn từ Kho bạc Nhà nước.
- Về quản lý tài sản nhà nước tại địa phương.
+ Xây dựng, trình UBND tỉnh các văn bản hướng dẫn về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và phân cấp quản lý nhà nước về tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ quản lý tài sản nhà nước; đề xuất các biện pháp về tài chính để đảm bảo quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản nhà nước theo thẩm quyền tại địa phương;
+ Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình UBND tỉnh quyết định theo thẩm quyền việc mua sắm, xác lập quyền sở hữu của nhà nước về tài sản, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, thuê, cho thuê, chuyển nhượng, tiêu hủy tài sản nhà nước và các hình thức xử lý khác; giao tài sản nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính và sử dụng tài sản nhà nước của đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính vào mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết;
+ Phối hợp trong công tác tổ chức quản lý tiền bán tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương, tiền bán hoặc thuê, cho thuê tài sản kết cấu hạ tầng thuộc địa phương quản lý; các nguồn tài chính phát sinh trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
+ Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức tiếp nhận, quản lý, trình UBND tỉnh quyết định xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền đối với tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản chôn dấu, chìm đắm được tìm thấy; di sản không có người thừa kế; tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước theo bản án, quyết định thi hành án; tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước (bao gồm cả vốn ODA) khi dự án kết thúc và các tài sản khác được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước, tài sản của tổ chức cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho chính quyền địa phương;
+ Tổ chức quản lý và khai thác tài sản nhà nước chưa được cấp có thẩm quyền giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng; quản lý các nguồn tài chính phát sinh trong quá trình quản lý, khai thác, chuyển giao, xử lý tài sản nhà nước;
+ Tham mưu cho UBND tỉnh có ý kiến với các Bộ, ngành và Bộ Tài chính về việc sắp xếp nhà, đất của các cơ quan Trung ương quản lý trên địa bàn;
+ Quản lý cơ sở dữ liệu tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương; giúp UBND tỉnh thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
- Về quản lý giá và thẩm định giá.
+ Trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành định hướng quản lý, điều hành, bình ổn giá hàng năm, 5 năm, 10 năm các mặt hàng thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh; dự thảo văn bản hướng dẫn pháp luật về giá và thẩm định giá trên địa bàn theo quy định của pháp luật; quy định trình tự, quy trình thẩm định phương án giá và phân cấp quyết định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của UBND tỉnh;
+ Quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ theo phân công, phân cấp của UBND tỉnh;
+ Thẩm định phương án giá theo đề nghị của Sở quản lý ngành, lĩnh vực, đơn vị sản xuất kinh doanh để Sở quản lý ngành, lĩnh vực, đơn vị sản xuất kinh doanh, trình UBND tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật;
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra yếu tố hình thành giá theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức hiệp thương giá theo quy định của pháp luật, thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giá trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, trình UBND tỉnh quyết định biện pháp bình ổn giá trên địa bàn theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá; bổ sung mặt hàng thực hiện kê khai giá và tổ chức thực hiện kê khai giá tại địa phương theo quy định của pháp luật;
+ Tham mưu giúp UBND tỉnh trong việc phân công và tổ chức thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước thuộc địa phương quản lý; chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện thẩm định giá đối với tài sản nhà nước theo phân công, phân cấp của UBND tỉnh;
+ Xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu trên địa bàn về giá theo quy định của pháp luật.
- Về Tài chính doanh nghiệp.
+- Trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đối với lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở về tài chính doanh nghiệp;
+ Giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về lĩnh vực tài chính doanh nghiệp; công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, phương án được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp của Sở;
+ Giúp Chủ tịch UBND tỉnh quản lý nhà nước về tài chính đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật.
+ Hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp của các loại hình doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; chính sách tài chính phục vụ chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp, cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập, chế độ quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
+ Kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm việc thực hiện pháp luật về tài chính, kế toán của các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
+ Quản lý phần vốn và tài sản thuộc sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hợp tác, kinh tế tập thể do địa phương thành lập theo quy định của pháp luật; thực hiện quyền, nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo phân công của UBND tỉnh;
+ Kiểm tra việc quản lý sử dụng vốn và tài sản nhà nước, việc phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do địa phương thành lập; thực hiện các chức năng giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước do địa phương thành lập và doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;
+ Tổng hợp tình hình chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước; phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và các doanh nghiệp có vốn do địa phương thành lập hoặc góp vốn, báo cáo UBND tỉnh và Bộ trưởng Bộ Tài chính;
+ Quản lý việc trích lập và sử dụng quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng của Kiểm soát viên và Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
+ Tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tài chính phục vụ chính sách phát triển hợp tác xã, kinh tế tập thể trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
+ Là đầu mối tiếp nhận báo cáo tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tổng hợp, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp FDI theo chế độ quy định phục vụ chính sách phát triển kinh tế - xã hội, thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
+ Phối hợp xây dựng Đề án thành lập và hoạt động của các quỹ báo cáo UBND tỉnh phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tham mưu giúp UBND tỉnh quyết định các vấn đề về phương thức điều hành, đối tượng đầu tư và cho vay; lãi suất; cấp vốn điều lệ; giải thể các quỹ theo quy định của pháp luật;
+ Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của các quỹ; kiểm tra, giám sát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, báo cáo kết quả hoạt động của Quỹ định kỳ theo chế độ quy định và thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của UBND tỉnh;
+ Kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác cho các tổ chức nhận ủy thác (quỹ đầu tư phát triển, các tổ chức tài chính nhà nước,…) để thực hiện giải ngân, cho vay, hỗ trợ lãi suất theo các mục tiêu đã được UBND tỉnh xác định;
- Hướng dẫn, quản lý và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính thuộc lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán độc lập, đầu tư tài chính, các doanh nghiệp kinh doanh xổ số, đặt cược và trò chơi có thưởng trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
- Tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị của thanh tra, kiểm toán tại các doanh nghiệp nhà nước được giao quản lý.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở phân công.